Tỏi ngâm rượu – thần dược dễ làm nhưng ít người biết

Hướng dẫn ngâm rượu tỏi tại nhà đúng cách giúp giảm mỡ trong máu, tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm viêm khớp, dưỡng nhan, ích thọ..

  • Cách chăm sóc da nhờn mụn vào mùa đông hiệu quả
  • Bài tập giảm mỡ bụng cho nữ nhanh chóng tại nhà

Tác dụng tuyệt với của rượu tỏi với sức khỏe

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tẩy uế,  chữa tả, lỵ, hạch phổi, tiêu nhọt, tiêu đờm, bụng chướng, đại tiểu tiện khó khăn, thông khiếu… Những chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mũi, răng, cổ lưỡi, viêm thận thì không nên dùng.

Trong tỏi có chứa 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sunfid, ajoen. Trong đó allicin là hoạt chất mạnh nhất. Allicin là một kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa canxi, phốt pho, selen, vitamin B6, vitamin C và mangan. Rượu tỏi có tác dụng như sau:

– Diệt khuẩn: Đối với một số bệnh do vi khuẩn gây nên như lỵ trực trùng, thương hàn,  viêm phổi, viêm màng não… thì rượu tỏi có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.

Công dụng của tỏi ngâm rượu & cách ngâm rượu tỏi tại nhà

– Ngừa ung thư:  Rượu tỏi chống ôxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do là những chất làm hư hại tế bào, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính. Trong tỏi chứa nhiều germanium. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu germanium làm một tác nhân hóa trị liệu chống ung thư. Germanium còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của các bệnh nhân ung thư.

– Làm giảm mỡ máu: Rượu tỏi làm giảm mỡ máu bằng cách giảm sự hấp thu LDL-cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột và tăng sự đào thải cholesterol, giảm lượng cholesterol máu và lượng cholesterol bám trên thành mạch máu. Có hiệu quả trong việc  ngăn chặn cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy.

– Ngăn cản huyết khối: Tinh dầu trong rượu tỏi có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, do đó ngăn cản hình thành huyết khối, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Đọc ngay:  Trị mụn đầu đen hiệu quả với rau mùi tây tại nhà

– Bảo vệ tim mạch: Trong rượu tỏi có hoạt chất tương tự prostaglandin I2 (prostacyclin) vừa ức chế quá trình kết tập tiểu cầu vừa giãn mạch mạnh. Từ đó hạn chế nghẽn mạch do tiểu cầu, giúp giảm đột qụy, nhồi máu cơ tim,  hạ huyết áp. Chất ajoen  làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, dẫn đến giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong cơ chế hình thành bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng quá  trình ôxy hóa các LDL-cholesterol ở thành mạch máu, tạo thành mảng bám vào thành mạch làm cứng động mạch. Rượu tỏi ngăn chặn được quá trình này nhờ chứa những chất chống ôxy hóa cực mạnh.

– Các tác dụng khác: Uống rượu tỏi giúp chống ung thư dạ dày, ung thư da, giảm viêm khớp, dưỡng nhan, ích thọ.

3 cách ngâm rượu tỏi đúng cách tốt cho sức khỏe

Cách 1: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.

Cách 2: Lấy 250g tỏi bóc vỏ, rồi đem ngâm với 500ml  rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30ml.

Cách 3: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml để trong nhà dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.

Đọc ngay:  Cách trị rụng tóc hiệu quả bằng hành tây

Hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách, tốt cho sức khỏe

Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ.

Vì lượng rượu tỏi rất ít nên khi uống có thể pha thêm nước sôi để nguội cho thành ngụm dễ uống.
40gr tỏi như thế uống được khoảng 20 ngày thì hết, lại phải ngâm 10 ngày mới uống được, nên phải ngâm 1 lọ gối đầu thì mới có thể uống liên tục.

Nên duy trì sử dụng rượu tỏi suốt đời. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.

Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.

Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Đọc ngay:  Da hỗn hợp nên dùng sữa rửa mặt nào, chứa thành phần gì?

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp… Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.

Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Nên tìm mua loại rượu nếp ngon, đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên, như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn.
Rượu tỏi tương đối khó uống. Vì mùi tỏi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu. Mùi hăng này có thể sẽ làm bạn nhụt chí anh hùng khi phải dùng thần dược thường xuyên. Nên kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, trước khi uống, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một viên kẹo, một miếng trái cây, hoặc bất cứ đồ ăn nào mà bạn thích (nhưng nên nhớ chỉ cần 1 ít thôi) để ngay khi uống xong, có thể ăn luôn, như vậy sẽ át được mùi khó chịu của tỏi. Nếu bạn phải kiêng đường trong kẹo thì vẫn có thể sử dụng vì chỉ cần ngậm trong vòng 30 giây, mùi tỏi sẽ hết và bạn không cần tiếp tục ngậm viên kẹo nếu không muốn.

Từ khóa;

  • Loi ich cua toi ngam ruou
  • Huong dan uong toi ngam ruou dung cach
  • Toi ngam ruou chua ben gi
Posted in: Giảm cân, Làm đẹp