Nhuộm tóc có ảnh hưởng gì không?

Nhuộm tóc sẽ làm tóc bị khô, xơ, dễ gãy rụng, chẻ ngọn, mất độ bóng,  bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,  viêm chân tóc.. vì vậy nên chọn thuốc nhuộm tóc chất lượng, chiết xuất từ thiên nhiên

  • Uốn tóc bao nhiêu ngày thì gội đầu?
  • Nhuộm tóc màu nào giúp da sáng hơn?

Thuốc nhuộm tóc chứa thành phần gì?

Thuốc nhuộm tóc khác với các loại dầu gội, dầu dưỡng ở chỗ: Dầu gội và dưỡng chất chỉ tác động bên ngoài bề mặt sợi tóc, để làm sạch và tạo ra một lớp màng cao phân tử bảo vệ tóc. Còn thuốc nhuộm có kích thước phân tử nhỏ để tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, do đó những chất độc này cũng dễ dàng thâm nhập vào nang tóc và hòa trộn vào máu.

• Đa số các thuốc nhuộm tóc sử dụng muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismuth…

• Thành phần của nhuộm tóc hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là PPD, chất này nếu thâm nhập vào máu sẽ gây đột biến và ung thư.

• 96% thuốc nhuộm chứa thành phần chất tăng tính thấm:

+ Làm tăng nồng độ các chất độc trong thuốc nhuộm trong máu

+ Tương tác với các chất hóa học khác tạo thành các chất có độ độc tính cao hơn.

• 71% thuốc nhuộm chứa hắc ín

• Trong thuốc nhuộm chứa chất bảo quản formaldehyde: gây ung thư và độc cho sinh sản, sự phát triển của cơ thể.

• Các thuốc nhuộm tóc đều chứa chất gây oxy hóa làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể nên có thể gây rụng tóc và nguy cơ ung thư.

4 Tác hại của nhuộm tóc đến sức khỏe

Nhuộm tóc có tác hại gì không là câu hỏi chưa chắc các chị em sẽ giải đáp được. Nhuộm tóc đang là xu hướng làm đẹp được các chị em yêu thích vì mang lại sự trẻ chung, năng động cá tính. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhuộm tóc quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt với những bạn gái có da đầu nhạy cảm.

Nhuộm tóc có ảnh hưởng gì không?

Một số công trình nghiên cứu cho thấy nhuộm tóc có thể gây ung thư bàng quang vì khi nhuộm tóc , toàn bộ thuốc nhuộm sẽ phải thấm qua da đầu, nơi có nhiều máu lưu thông, hấp thụ thuốc nhuộm đi khắp cơ thể, thuốc nhuộm sẽ hấp thụ ở bàng quang và gây ung thư.

Đọc ngay:  Cách làm mặt nạ bột trà xanh tại nhà dưỡng trắng da

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của hội ung thư mỹ tiến hàng đã không phát hiện mối quan hệ giữa nhuộm tóc và ung thư, nhưng những phụ nữ sử dụng nhuộm tóc màu đen trên 20 năm sẽ có nguy cơ dễ mắc ung thư xương và ung thư hạch hơn những người bình thường.

Mặt khác thành phần chính của các loại thuốc nhuộm tóc hiện nay thường là: p-phenylenedamine (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol. Đây là những thành phần không tốt cho tóc, sẽ gây tác hại khi nhuộm tóc như sau:

  • Tóc bị khô, xơ, dễ gãy rụng, chẻ ngọn, mất độ bóng.
  • Có thể bị viêm chân tóc ( xuất hiện nốt đỏ ở chân tóc, ngứa, khó chịu) nếu rụng không đúng cách.
  • Có thể bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc biểu hiện là xuất hiện các mảng đỏ ở da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước..ở những vùng da tiếp xúc với tóc nhuộm và cả những vùng gần da đầu như cổm mặt..
  • Thuốc nhuộm tóc có thể làm tăng hoặc giảm sắc tố trên da đầu.
  • Có thể bị ung thư khi sử dụng thuốc nhuộm trong một thời gian dài, đặc biệt với các thuốc nhuộm sậm màu.
  • Với phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên nhuộm tóc vì sẽ làm nguy cơ bị ung thư của thai nhi tăng gấp 10 lần.

1/ Thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng mắt và da đầu

Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét và da đầu như bị kiến đốt khi dùng thuốc nhuộm liên tục nhiều lần.

2/ Thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng đến nội tiết

Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.

Đọc ngay:  Cách chăm sóc tóc nhuộm bền màu tại nhà

3/ Nhuộm tóc có thể gây ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch, Đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine(PPED) có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.

4/Ảnh hưởng tới thái nhi

Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 làn so với người không nhuộm tóc.

Cách hạn chế tối đa tác hại của nhuộm tóc

– Dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên.
– Khoảng cách giữa hai lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất sáu tháng; tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc.
– Dùng găng tay khi nhuộm tóc.
– Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc.
– Thường xuyên dưỡng tóc.
– Chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…).
Ngoài ra cũng cần phải điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.

Lưu ý khi nhuộm tóc

  • – Theo các chuyên gia về tóc, bí quyết để có màu tóc nhuộm như ý là chọn gam màu nhẹ hơn màu sắc mong muốn của bạn.
  • – Để đảm bảo tóc nhuộm bền màu là bạn luôn giữ cho tóc sạch và không bị rối trước khi nhuộm. Cắt phần đuôi tóc bị khô và trẻ ngọn để màu nhuộm đều hơn. Nên làm ẩm tóc trước khi nhuộm.
  • – Không nên dưỡng tóc vài giờ trước khi nhuộm, sử dụng dầu gội thông thường sẽ là bí quyết. Tóc phải đảm bảo sạch hoàn toàn, không có gàu và chất tinh dầu trước khi nhuộm.
  • – Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm để tránh dị ứng
  • – Sau khi nhuộm tóc, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh rụng tóc.
  • – Hãy chọn loại dầu gội phù hợp, giúp tạo lá chắn bảo vệ các sợi tóc cũng như giữ màu sắc được lâu. Tốt nhất, bạn nên sử dung dầu gội đầu dành riêng cho tóc nhuộm.
  • – Ngoài việc sử dụng dầu xả sau mỗi lần gội đầu, bạn nên kết hợp dùng sản phẩm dưỡng tóc khi tóc khô, khoảng 1 – 2 tuần 1 lần nên hấp dưỡng tóc (hấp nóng là tốt nhất) để giảm hư tổn, chống khô tóc, cho mái tóc khỏe và luôn tỏa sáng.
  • – Không nên đi bơi trước và sau khi nhuộm 2 tuần.
  • – Không nên nhuộm lông mày và lông mi.
  • – Không nên gội đầu quá nhiều.
  • – Hạn chế sấy, là, làm nóng tóc.
  • – Không nên nhuộm lại sớm quá. Thời gian lý tưởng để nhuộm tóc là sau ít nhất sáu tháng kể từ lần nhuộm trước.
Đọc ngay:  Sữa rửa mặt Hada Labo Gokujyun Foaming Face Wash

3 loại thuốc nhuộm tóc phổ biến trên thị trường

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhuộm tóc, loại thuốc nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên từ các loại lá cây, không độc cho da đầu nhưng màu tóc nhuộm thường không bền.
  • Loại thứ 2 là loại có nguồn gốc kim loại như acetat chì, mà chì là kim loại độc tuy nhiên FDA vẫn chấp nhận dùng acetat vì chưa có bằng chứng khăng định sau khi dùng acetat làm nồng độ chì trong máu cao lên.
  • Loại thứ 3 là thuốc nhuộm tổng hợp, loại này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên tác hại thế nào thì vẫn đang còn trong quá trình nghiên cứu và kiểm thử.

Từ khóa:

  • Nhuom toc co anh huong gi den suc khoe
  • Cach cham soc toc nhuom tai nha
  • Anh huong nhuo toc den suc khoe
Posted in: Chăm sóc tóc, Làm đẹp